Tay cầm điện thoại chống rung
Lưu ý khi mua máy ảnh Canon cũ
Lưu ý khi mua máy ảnh Canon cũ, 14, , Bich Van, , 09/06/2017 12:17:33
3 lưu ý khi mua máy ảnh Canon cũ
Dưới đây là những chia sẻ để các bạn tham khảo khi muốn mua 1 chiếc máy ảnh Canon cũ.
1/ Kiểm tra ngoại hình máy
Phần bao bọc phía ngoài máy là nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên cần chú ý để đánh giá mức độ hao hụt của máy. Ngoại hình các bạn cần chú ý kiểm tra kỹ các điểm sau:
Máy ảnh Canon
Cao su: đây là nét rất đặc trưng của các máy ảnh DSLR, là những mảng được ốp được trang trí những vị trí thường xuyên tiếp xúc với photographer để tăng độ bám. Nếu mua máy ảnh cũ, bạn phải kiểm tra xem cao su có bị bong ra hay bị nhão không, nếu có hiện tượng này chứng tỏ máy ảnh không được bảo quản kỹ, tiếp xúc với nhiệt độ cao trong thời gian dài...
Ốc vít: Phải đảm bảo rằng ốc vít không bị mòn ở các góc, nếu bị mòn chứng tỏ máy đã được tháo ra ít nhất 1 lần kể từ lúc xuất xưởng. Đồng thời tất cả ốc vít phải đồng bộ tại cùng một bộ phận.
Các nút chức năng: Hãy kiểm tra tất cả các nút chức năng bằng cách nhấn vào, xem có bị liệt hay không. Nếu mua máy ảnh cũ hãy đảm bảo các nút đều hoạt động tốt, không bị hư, nhấn vào vẫn còn cứng.
2/ Kiểm tra bên trong máy
Sau khi đã xem phần ngoại hình, chúng ta bắt đầu kiểm tra các chi tiết bên trong, ảnh hướng đến quá trình hoạt động của máy.
Gương lật: Tháo ống kính (hoặc nắp che) để có thể quan sát được gương lật, xem có bị trầy xước hay bám bẩn nhiều không, nếu sạch thì ok.
Kiểm tra điểm chết trên Sensor (cảm biến): Cái này quan trọng nhất, vì nó quyết định đến chất lượng hình ảnh khi chụp. Cách kiểm tra như sau: dùng nắp đóng kín máy ảnh không cho ánh sáng lọt vô, hoặc nếu có gắn ống kính thì đậy nắp ống kính, chuyển ống kính về chế độ lấy nét tay (MF), để tốc độ chụp 30s (chụp phơi sáng) nhấn chụp, bạn sẽ thấy cho ra hình ảnh màu đen vì không có ánh sáng, nhìn kỹ trên hình ảnh xem có xuất hiện đốm màu trắng nào không, nếu có đốm màu trắng tức là sensor có vấn đề, bạn không nên mua chiếc máy ảnh cũ này.
Khe gắn thẻ nhớ và gắn pin: Gắn thử thẻ nhớ và pin vào xem thử có bị kẹt hay không.
Số shot đã chụp: Số shot đã chụp là số lần lật của màn trập, số shot càng cao thì tuổi thọ màn trập càng giảm do đó giá sẽ càng rẻ. Có nhiều phần mềm có thể check được số shot này, phổ biến nhất là phần mềm EOSMSG bạn có thể download trên google.
3/ Kiểm tra hoạt động của máy
Nếu chiếc máy bạn đang test vượt qua được tất cả các bước kiểm tra ngoại hình trên đây thì có thể chuyển sang tiến hành kiểm tra hoạt động của máy theo các bước sau:
Lắp pin, thẻ nhớ, ống kính, bật máy lên.
Truy cập vào Menu Settings trên máy, reset tất cả thiết lập về mặc định (default).
Chuyển chế độ chụp Auto, bật chức năng tự động lấy nét (autofocus) trên ống kính, chụp thử vài kiểu. Lắng nghe xem sau khi lấy nét, máy có kêu “tít tít” và trong kính ngắm các điểm lấy nét có nháy đỏ (hoặc xanh tùy loại máy) hay không.
Thử chụp trong điều kiện thiếu sáng, nếu nơi thử máy quá sáng thì có thể đút máy vào ngay trong chiếc hộp đựng nó để thử, xem đèn flash gắn trên đỉnh máy có tự động bật lên và nháy sáng khi chụp hay không.
Đóng nắp che đầu ống kính lại, tắt chức năng autofocus, chuyển máy sang chế độ chụp ưu tiên tốc độ (thường ký hiệu bằng chữ Tv hoặc S), thiết lập độ nhạy sáng (ISO) 800 trở lên, tốc độ chụp khoảng 1/4s. Dùng lòng bàn tay trái che kín khung kính ngắm phía sau máy, bấm chụp. Tất nhiên tấm ảnh này sẽ đen thui, nhưng như thế mới đạt yêu cầu. Bật laptop mang theo, sử dụng sync cable để lấy transfer tấm ảnh vừa chụp vào máy tính (bước này cũng nhằm kiểm tra xem sync cable và jack tiếp xúc còn hoạt động hay không). Chạy phần mềm DEADPIXELTEST lên, nhấp vào browse và chọn mở tấm ảnh đen thui vừa chụp. Phần mềm sẽ hiển thị các thông số tương tự hình sau:
Con số trong ô Threshold for hot pixels cho biết số điểm “nóng”, trong khi con số trong ô Threshold for dead pixels cho biết số điểm “chết” của cảm biến máy ảnh. Với một chiếc máy ảnh còn tốt, khi chụp ở mức ISO cao và tốc độ chụp chậm như đã thiết lập ở trên, cảm biến xuất hiện vài ba điểm “nóng” hay điểm “chết” là bình thường. Nhưng nếu với tấm hình đen thui bạn vừa chụp mà DEADPIXELTEST hiển thị số lượng điểm “nóng” và điểm “chết” nhiều hơn 10 thì bạn hoàn toàn có thể bỏ qua chiếc máy ảnh đó. Kế tiếp, khởi động phần mềm PhotoME (hoặc Exif Opanda), nhấn vào Open file và chọn mở vẫn tấm hình đen thui đó. Thông số của tấm hình sẽ hiển thị như sau:
Chuyển sang tab Manufacturer notes, tìm đến mục Shutter Count. Con số này cho biết số kiểu ảnh đã chụp kể từ khi chiếc máy được đưa vào hoạt động. Nếu con số này dưới 2000, chiếc máy có thể coi là “like new” (như mới). Nếu trên 10.000, bạn có thể cân nhắc tìm một chiếc máy secondhand khác. Tất nhiên mức kỳ vọng này chỉ áp dụng với các mẫu máy DSLR tầm trung và trung bình, còn với các mẫu máy chuyên nghiệp như Nikon D300s, Nikon D700, Canon 5D, shutter count dù có chạm mốc 20.000 vẫn có thể được coi là mới.
Cũng cần lưu ý rằng các mẫu máy DSLR đời cũ thường không lưu thông số Shutter Count. Trong trường hợp đó, cách duy nhất để kiểm tra độ mới của máy là dựa trên đánh giá bề ngoại, kết hợp với việc tháo ống kính, nhìn vào bên trong gương lật xem có xước xát nhiều không. Nếu 4 cạnh của gương lật có nhiều vết xước thì chứng tỏ chiếc máy này đã “lụ khụ” rồi. Còn nếu trên bề mặt gương lật có vết xước (thậm chí nhiều khi là các đốm nấm, mốc) thì chứng tỏ nó đã không được bảo quản tốt. Đừng ngần ngại chấm dứt việc mua máy ngay tại đây.
Lời kết
Trong suốt quá trình test sản phẩm, hãy trò chuyện với người bán, hỏi lý do Vì sao họ bán? Họ đã mua máy (ống kính) đó ở đâu? Họ thường chụp gì? v..v.. việc đối thoại sẽ giúp không khí giữa kẻ bán người mua thêm cởi mở và cho bạn cơ hội đánh giá con người kẻ bán.
Đừng ngại ngùng nếu việc test sản phẩm diễn ra quá lâu: đó là quyền của người mua. Bạn đang đứng trước một món hàng đắt tiền và cái giá phải trả sẽ là rất lớn nếu lựa chọn hấp tấp, vội vàng.
>> Xem thêm: Máy ảnh Canon
Mua máy ảnh Canon hay Nikon?
Em đang là sinh viên báo chí năm nhất, em rất muốn mua máy ảnh để thi thoảng đi tác nghiệp, viết bài. Em có tầm 7 đến 8 triệu đồng thì nên dùng máy ảnh loại nào?Canon hay Nikon? Có nên mua máy cũ không?Mọi người tư vấn giúp em. Em cảm ơn.( Hoàng Dung )
Mua máy ảnh Canon hay Nikon?
Ý kiến bạn đọc
Bạn Kim Tuyền chia sẻ: Mình là fan Nikon, nhưng trong trường hợp bạn, mình khuyên cách tốt nhất là tham khảo bạn học. Hỏi xem bạn bè mua loại nào thì cháu mua loại đó. Vì như vậy có thể mương lẩn nhau ống kính, phụ tùng. Không nhất thiết phải Nikon, Canon hay Sony, chất lượng tường đương rồi. Theo mình biết, hiện nay Canon được dùng thịnh hành hơn trong giới thể thao, nhưng không biết báo gới họ dùng cái nào nhiều hơn.
Nếu mua Nikon, nêm nhắm D2, D200, D90, D80, D70, D50, D40s (theo thứ tự giảm dần chất lương và trong túi tiền), nhưng nó bền hơn D5000/D3000/D3100/D60 (là dòng đồ chơi), chui dựng môi trường tốt hơn. Chụp ảnh báo chí thì 6M là OK. Máy phải chụi đựng mội trường khắc nghiệt, kê máy lên nhấn nút là lấy hình. Tránh xa các máy point and shoot, cho dù là hi end. Nếu có khả năng, sắm D300, D300s, D7000 thì tuyệt (chắc ngoài tầm). Mình từng xài D50, D60, D70, D90. D50, D70 như cục gạch, D60 hiện đại hơn, nhưng rất tiểu thơ. Thân
Bạn Nguyễn Minh Quang chia sẻ: Hãy suy nghĩ xem bạn thích chụp thể loại gì nhất. Nếu bạn mới chơi máy thì chắc sẽ thích dòng máy to to DSLR. Tầm giá đó với Nikon D3300, D5100 hoặc Canon 600D phổ thông sẽ đáp ứng tốt. Hoặc bạn thích to và chất hơn ty thì có thể Canon 40D, 50D hoặc Nikon D90 thuộc dòng bán chuyên nghiệp sẽ làm bạn hài lòng. Bạn cũng có thể khè khè các bạn nữ bằng những chiếc máy chuyên như Canon 5D hoặc cao cấp Pro như Canon 1D, Nikon D2h.
Cùng tầm giá đó, bạn hãy loại bỏ những yếu tố mình vừa nêu trên để trải nghiệm cùng mấy em chân ngắn Mirroless như Sony Nex 5, Canon dòng J .... đảm bảo hình ảnh cho ra vi diệu hơn dòng DSLR cùng tầm giá. Và lời cuối cùng dành cho bạn. Hãy nhớ điều quan trọng là cứ phải máy ngon là chụp ra ảnh chất, tìm hiểu và đầu tư Lens hiệu quả sẽ giúp bạn có cái nhìn tốt hơn về máy ảnh. Chúc bạn tìm được chiếc máy như ý và hài lòng
Bạn Tùng Nguyễn chia sẻ: Nếu mua cũ sẽ được loại cao cấp hơn nhưng chỉ an toàn nêú mua được máy còn thời gian bảo hành dài và chưa bị lôĩ gì. Mình đang sử dụng Nikon Dslr nhưng nếu với 7-8 triệu thì Canon sẽ là máy phổ biến hơn và có Sensor được ưa chuộng hơn.Chúc bạn có máy vừa ý.
Bạn Trần Đạt chia sẻ: Số tiền đó cũng không có nhiều sự lựa chọn. Bạn có thể tìm mua Máy Canon 650D cũ kèm len Kit 18-55. Theo cá nhân mình Canon thân thiện, về vị trí các nút bấm thân thiện nhanh dễ dùng hơn, đồ cũng rẻ hơn Nikon 1 chút.
Bạn Văn Dũng chia sẻ: Bạn hỏi đúng câu hỏi "muôn thuở" rồi. thông thường người mới chơi sẽ không biết phải chọn thương hiệu nào, có thể là được người quen có kiến thức tư vấn giúp, sau đó gắn bó mãi với hãng máy ảnh đầu tiên mình chọn vì một khi đã sưu tập đủ bộ body, lens, v.v... rất đắt tiền của cùng một hãng thì sẽ ngại không muốn chuyển hết qua hãng khác đâu . Cá nhân mình đang gắn bó với dòng Canon. Bạn đưa ra câu hỏi chung chung nên mình chỉ trả lời tổng quát. Bạn thích mua máy compact hay dslr, hoặc mirrorless? Theo mình sinh viên báo chí chắc sau này sẽ cần dùng Dslr, vậy với tầm giá đó bạn chỉ có thể mua máy cũ mà thôi. Mình dùng Canon nên sẽ tư vấn canon. Nếu mua máy cũ cao shot thì bạn có thể tìm 30d, 40d hay 50d cũ kèm bộ kit hoặc lens 50mm f/1.8. Nếu muốn dùng máy ít shot hơn thì dòng 3 số của canon (500d, 600d cũ) sẽ là lựa chọn hợp lý. Chúc bạn sớm tìm được máy ảnh như ý
Cách tốt nhất bảo quản máy ảnh khỏi nấm mốc
Những người yêu thích nhiếp ảnh, ai cũng sở hữu máy ảnh và một vài ống kính, và chắc ai cũng đều dành mọi ưu ái cưng chiều cho những thiết bị của mình, những phương tiện giúp chúng ta bắt lấy những khoảnh khắc đẹp.
1/ Hiểu thêm về nấm mốc
Như chúng ta đã biết, bệnh thường gặp của máy ảnh và ống kính là bị mốc do khí hậu ẩm và bảo quản chưa đúng hoặc sơ sài. Nấm mốc là một lọai vi khuẩn phát triển mạnh trong môi trường có độ ẩm từ 60% trở lên. Nếu nấm phát triển trên thân máy thì sẽ làm cho các mạch điện do bị ẩm sẽ bị ăn mòn dẫn đến họat động chập chờn, lâu ngày có thể hư hỏng. Nếu nấm phát triển trên ống kính thì ống kính sẽ bị loang lổ như rễ tre làm cho ảnh bị giảm chất lượng, bị halo hoặc rất mờ.
Do là một lọai vi khuẩn nên ở môi trường thuận lợi chúng sẽ lan ra và có thể lây nhiễm cho các thiết bị khác nếu chúng ta để gần nhau. Khi tồn tại trên bề mặt thấu kính các dung dịch mà chúng tiết ra sẽ ăn mòn lớp hóa chất phủ ống kính, nếu lâu ngày thì dù có lau cũng không thể hết được vì lớp hóa chất này đã bị ăn mòn.
2/ Khi thiết bị bị nấm mốc
Khi mới phát hiện máy ảnh hoặc ống kính bị nấm mốc chúng ta nên đem bảo hành hoặc bảo dưỡng càng sớm càng tốt, điều này sẽ tránh cho thiết bị của chúng ta bị hư hỏng nặng hơn hoặc lây cho các thiết bị khác. Chúng ta sẽ tháo ống kính ra và vệ sinh sạch sẽ, nếu nấm mốc nhẹ thì chỉ cần lau sơ là sạch ngay, còn nếu bị nặng thì sẽ lau bằng hóa chất nặng hơn, khi bị nấm ăn mòn lớp phủ thì dù lau sạch nhưng bề mặt thấu kính sẽ vẫn bị tỳ vết như vết sẹo trên mặt người đẹp vậy.
Giải thích về thắc mắc là khi lau như vậy có thể gây mòn lớp phủ? Chúng tôi xin khẳng định đó là nhận định sai lầm vì lớp này được phủ trên bề mặt rất chắc chắn và nếu để lâu sẽ bị tác hại như phần trên đã trình bày. Tuy nhiên các ống kính đời mới có lớp phủ tuy chất lượng cao hơn nhưng rất mỏng.
Có những thông tin cho rằng sau khi lau, ống kính sẽ dễ bị mốc lại. Điều này đúng vì khi lắp các thấu kính, nhà sản xuất có tráng một lớp keo mỏng ngoài viền ống kính để cố định và ngăn không cho bụi lọt vào, khi lau ống kính thì các kỹ thuật viên chỉ gắn thấu kính vào vị trí cũ mà không có lớp keo nên không khí sẽ lưu thông dễ dàng và vi khuẩn mốc sẽ len lỏi vào theo dễ dàng hơn. Điều này cho thấy tác dụng của việc bảo quản để thiết bị đừng bị nhiễm nấm mốc là việc làm rất quan trọng.
3/ Một vài cách bảo quản
Theo nhiều thông tin thì máy ảnh và ống kính phải được bảo quản trong môi trường có độ ẩm từ 45% đến 50%. Ở môi trường thông thường tại Tp HCM có độ ẩm từ 65% trở lên.
Bảo quản bằng cách cho thiết bị vào thùng kín có gạo rang bên trong, gạo rang lên sẽ khô và háo nước nên sẽ hút hết hơi ẩm trong thiết bị, phương pháp này cũng tương tự phương pháp dùng hạt hút ẩm.
Ưu điểm của phương pháp này là rẻ tiền.
Hạn chế là không biết được độ ẩm là bao nhiêu, độ ẩm có đạt ở mức cần thiết hay chưa? Điều này có thể khắc phục bằng cách mua thêm một đồng hồ đo độ ẩm để theo dõi, khi độ ẩm vượt ngưỡng thì ta có thể thay mới hoặc rang lại.
Bảo quản bằng cách sưởi bằng đèn trái ớt là cách mà nhiều người cũng hay sử dụng, bằng cách bỏ thiết bị vào tủ có một hoặc hai đèn trái ớt và sưởi ấm liên tục.
Bảo quản bằng cách sưởi bằng tivi, phương pháp rất hiệu quả có thể tiêu diệt cả nấm mốc do khi tivi hoạt động thì CRT phát ra một lượng từ trường nhất định. Người ta làm một cái tủ nhỏ có đáy bằng lưới và để sát trên tivi, mỗi ngày tivi họat động sẽ có tác dụng sưởi ấm thiết bị.
Bảo quản bằng cách để thiết bị trong tủ chống ẩm, đây là phương pháp có vẻ khoa học nhất, vì có đồng hồ đo và nguyên lý họat động rõ ràng, và cũng tốn tiền nhất vì giá thành của tủ từ 100USD đến vài trăm USD. Khi cài đặt độ ẩm phù hợp thì tủ sẽ tự động duy trì ở độ ẩm đó nên chúng ta không bận tâm lắm cho việc theo dõi.
Chúc máy ảnh và ống kính của các bạn luôn luôn mạnh khỏe.
Tham khảo thông tin mua bán xe Canon cũ nhanh chóng, được giá ở đâu?
Lưu ý khi mua máy ảnh Canon cũ, 14, , Bich Van, , 09/06/2017 12:17:33