Máy ảnh Canon

Rất nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng một chiếc DSLR Nikon hoặc Canon kể từ ngày đầu làm quen với nhiếp ảnh và luôn trung thành với dòng máy mình đã chọn, thậm chí nếu nâng cấp lên đời máy cao hơn họ vẫn chọn máy cùng thương hiệu trước đó.

So sánh giữa máy ảnh Canon hay Nikon

Lý do để ban đầu mà người dùng chọn mua máy ảnh Nikon hay Canon thường là do mẫu máy họ thích đang có giảm giá hấp dẫn trong khi các thông số máy đều rất thuyết phục hoặc một lý do nào đó rất cá nhân.

Sau đó thì họ đầu tư cho các ống kính tương thích với chiếc máy vừa mua, đến khi muốn nâng cấp máy, chẳng có lý do gì mà họ lại chọn máy ảnh thương hiệu khác để lại phải sắm từ đầu cho bộ ống kính mà không tận dụng được số ống kính cũ.

Hơn thế nữa, chất lượng chụp ảnh của cả hai thương hiệu là gần như tương đương nhau, nên ít ai không hài lòng để tìm đến thương hiệu kia. Ngoài ra, cũng có rất nhiều người sở hữu cùng lúc cả hai máy ảnh Nikon và Canon, vì nhiều lý do khác nhau.

Ở Việt Nam, số người dùng máy ảnh Canon khá lớn và những người này tiếp tục tuyên truyền đến các thế hệ sau, nên số người dùng máy ảnh Canon ngày càng hùng hậu hơn so với Nikon. Nhưng sẽ là oan cho Nikon nếu bảo rằng chất lượng máy ảnh Nikon không bằng Canon.

Phỏng vấn một số người đã có kinh nghiệm sử dụng cả Canon và Nikon, chúng tôi có thể nói rằng có rất ít sự khác biệt giữa hai máy ảnh. Chất lượng hình ảnh của cả hai thương hiệu này đều là đặc biệt so với các thương hiệu khác.

Cả hai hãng đều liên tục rượt đuổi nhau về tính năng cho máy ảnh, cho nên bạn luôn có những lựa chọn tương đương. Sự cạnh tranh này rất có lợi cho người tiêu dùng.

Trên các máy DSLR cấp thấp (entry level), Canon thường đặt tất cả các nút bấm cài đặt chính và các vòng xoay chỉnh chế độ thông dụng ở xung quanh màn hình LCD, nơi người dùng "mới bắt đầu" có thể dễ dàng tìm thấy cái họ cần.

Trong khi đó, Nikon yêu cầu người dùng thực hiện một số bước để thực hiện thay đổi các cài đặt. Tuy nhiên, khi vào đến phần thiết lập, việc sử dụng máy rất dễ dàng.

Do đó, bạn cần dành thời gian để tìm hiểu máy ảnh của bạn. Nếu bạn chưa hài lòng với chiếc máy đang dùng, hãy xem lại cách sử dụng máy của bạn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai thương hiệu Canon và Nikon nằm ở các ống kính.

Vấn đề đầu tiên chính là giá. Nếu xem xét giá ống kính máy ảnh trên một số diễn đàn mua bán, có vẻ như Canon cung cấp các ống kính rẻ hơn so với Nikon (ở mức chất lượng tương đương).

Thường thì đối với các loại ống kính thông dụng, bạn sẽ không thấy khác biệt nhiều về giá ống kính, nhưng với các ống kính chuyên nghiệp, bạn sẽ thấy độ chênh lệch giá khá lớn. Ví dụ, ống Canon L 17-40mm hiện có giá khoảng 17 triệu đồng, rẻ hơn nhiều so với mức giá của dòng ống tương đương Nikon 16-35mm f/4G AF-S là 29 triệu đồng.

Hoặc ống Canon EF 24-70mm f/2.8L USM đang được nhiều cửa hàng bán với giá gần 30 triệu đồng, rẻ hơn khoảng 8 triệu đồng so với Nikon 24-70mm f/2.8G ED AF-S.

Canon cũng có ưu thế hơn nhờ cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người dùng. Ngoài số lượng máy khá phong phú, Canon còn có rất nhiều loại ống kính khác nhau, phục vụ cho nhiều nhu cầu sử dụng với các mức giá khác nhau, từ các ống kính EF-S, ống kính DO (diffractive optics – quang nhiễu xạ), ống kính chuyên nghiệp dòng L và hàng loạt ống kính phổ thông khác.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng, đối với dòng ống kính hạng phổ thông dành cho người dùng có mục đích sử dụng thông thường, thì chất lượng ống kính Nikon vượt Canon. Những người mua máy ảnh DSLR entry-level của Nikon thường hài lòng với bộ ống kính kèm theo máy (kit lens) hơn là Canon.

Nói cách khác, nếu bạn đang tìm kiếm để mua một bộ máy mà kèm theo camera là một ống kính dùng cho việc học chụp ảnh rất tốt và không có ý định thay thế trong thời gian ngắn, thì Nikon là lựa chọn tốt. Tuy vậy, lưu ý là bạn sẽ như hầu hết các nhiếp ảnh gia khác, đã gắn bó với Nikon thì thường khó bỏ để quay sang Canon.

Một khác biệt lớn nữa giữa Canon và Nikon là "triết lý sản xuất" của họ. Theo một bài viết trên vnphoto, thì Nikon thường chọn con đường tập trung vào những nghiên cứu, phát triển công nghệ mới, còn Canon chọn hướng nghiên cứu thiên về lợi nhuận, phù hợp tác động của thị trường.

Canon phát triển bằng cách nâng cao lên các thông số kỹ thuật, chứ không phải là thay đổi bản chất các thông số đó. Trong khi Nikon phát triển công nghệ cảm biến mới thì Canon sẽ hài lòng với công nghệ đã thành công, và chỉ cần tăng thêm vài thông số về độ phân giải hay tốc độ.

Nikon liên tục áp dụng những công nghệ mới, cải tiến mới biến "cái không thể thành có thể". Cải tiến của Canon thì đảm bảo cho ra những sản phẩm phù hợp những tính toán thị trường. Canon chỉ áp dụng công nghệ CMOS đã thành công nhiều năm trong các nhà máy sản xuất sensor của mình.

Còn Nikon sử dụng rất nhiều công nghệ khi sản xuất máy ảnh: CCD, CMOS, JFET LBCAST… mỗi loại đều có đặc trưng riêng, hạn chế, chức năng riêng. Với Canon là ưu thế về giá cả, còn Nikon thì có sự tự do hơn…

Ai nên chọn Nikon?

Những người muốn một bộ máy khởi đầu với thân máy và một hoặc hai ống kính tốt và không quan tâm nhiều đến việc nâng cấp. Những người dùng gia đình nên quan tâm đến lựa chọn này.

Ai nên chọn Canon?

Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và những người nghiệp dư nhưng luôn thích thử nghiệm và nâng cấp. Canon cung cấp nhiều ống kính phù hợp với nhiều mức ngân sách hơn, và càng ở các ống kính chuyên nghiệp thì giá ống kính rẻ hơn Nikon.

Kinh nghiệm chụp ảnh phong cảnh

Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thường sử dụng thiết bị tối ưu nhất cho chất lượng hình ảnh: máy phim khổ lớn (large format), máy phim hoặc lưng số (digital back) cỡ trung (medium format) hoặc SLR. Ống kính góc rộng và tele, kể cả tilt-shift. Chân máy và đầu gắn (tripod, head). Filter các loại (polarizer, ND, graduated ND filter…). Các phụ kiện quan trọng khác: dây bấm mềm, đo sáng…

Tuy nhiên, với nhu cầu phổ thông: chia sẻ trên mạng và in hình ở khổ vừa và nhỏ thì bất cứ thiết bị chụp ảnh nào cũng có khả năng gây sửng sốt cho người xem, từ máy ảnh DSLR dòng khởi điểm với ống kit, hay máy compact, siêu zoom, thậm chí là điện thoại; nếu chúng ta nắm được các yếu tố kỹ thuật và chau dồi một chút thẩm mỹ.

Độ sâu trường ảnh: Chụp phong cảnh thường cần nét sâu (DOF dày) và do đó cần khép khẩu nhỏ, lưu ý từ f5,6 đến f11, nhưng không phải càng khép khẩu thì ảnh càng nét, bởi khép nhỏ quá sẽ chịu hiệu ứng tán xạ (diffraction) làm ảnh mờ mềm trên toàn khung hình. Tùy loại máy mà ngưỡng ảnh hưởng tán xạ tại F nhỏ sẽ khác nhau đôi chút.

Chọn điểm lấy nét đúng: Cho dù lấy nét tự động hoặc nét tay thì điểm lấy nét cần ở vị trí sao cho khoảng nét rõ sâu nhất (trừ khi bạn muốn chụp đặc tả). Những tay chơi nâng cao có thể lưu ý khái niệm hyperfocal distance (khoảng nét tới vô cực) khi chụp cảnh xa tới chân trời.

Điểm lấy nét đúng không phải là vô cực, mà là một điểm cụ thể nào đó gần hơn, tùy tiêu cự và khẩu độ. Lý tưởng là có bảng tham chiếu để có trị số hợp lý nhất. Nếu không có thì có thể tương đối chọn điểm nét lấy nét cách chỗ đặt máy vài chục mét.


Đo sáng: Thường là đo toàn khung (matrix, evaluative) hoặc chỉnh tay hoàn toàn tùy theo kinh nghiệm, nhưng nguyên tắc chung là không để bị cháy vùng sáng và tối mất chi tiết vùng sẫm, thậm chí có thể chụp liên tiếp chênh sáng (Ev Bracketing) để ghép lại khi làm hậu kỳ nếu bối cảnh quá chênh sáng. Nên kiểm tra histogram và điều chỉnh thông số sau mỗi lần bấm máy.

Chống rung: Các tay máy chuyên nghiệp gần như không thể thiếu hệ thống nâng đỡ máy vững chắc (tripod), người nghiệp dư cũng nên trang bị một chân máy bình dân, nhưng cũng đem lại giá trị rất tốt. Trong điều kiện không có chân máy thì phải lưu ý tốc độ tối thiểu để rung tay không ảnh hưởng quá lớn tới chất lượng hình. Ngoài ra cũng có thể để máy tại một vị trí vững vàng và hẹn giờ (2 giây hoặc 10 giây) để tránh rung.
Bố cục ảnh.

Địa điểm và ý tưởng chụp: Một cảnh rất đẹp không đảm bảo cho một bức hình đẹp vì mắt người thường nhìn khá chọn lọc và cảm thấy vẻ đẹp của từng chi tiết. Tuy nhiên, máy ảnh thì lại ghi lại toàn bộ khung cảnh, bởi vậy trước khi chụp, cần mường tượng như đang vẽ một bức tranh và tìm điểm nhấn cho khung hình. Không nên tham quá nhiều chi tiết mà chỉ tập trung vào những gì muốn mô tả.

Bố cục Một phần ba: Nên tuân thủ theo bố cục một phần ba để cho bức hình được cân đối, chỉ phá vỡ và sáng tạo khi hiểu rõ bố cục và biết mình làm gì.

Tiền cảnh hậu cảnh: Một bức ảnh đẹp kinh điển sẽ có đủ tiền cảnh, hậu cảnh. Một bức ảnh phong cảnh đẹp nên có tiền cảnh để tạo chiều sâu cho bức hình, lưu ý chọn tiền cảnh sao cho không quá sáng và chi tiết làm phân tâm người xem.

Thời khắc chụp: Các cảnh chụp thiên nhiên đẹp là vào lúc bình minh và hoàng hôn, khi đó ánh sáng có độ bão hòa màu cao, không gắt và có hướng giúp ảnh có kịch tính và chiều sâu.

Xác định phong cách chụp: Đây là yếu tố mang tính cá nhân, xác định phong cách chụp cho riêng mình. Phong cách thợ săn - liên tục di chuyển "bám đuổi ánh sáng" tìm những góc chụp biến thiên khoảnh khắc, cảm hứng mới lạ. Phong cách thợ câu - xác định vị trí chụp và chờ đợi. Người chụp đã biết trước một số vị trí chụp đẹp, nhưng để ấn tượng phải cần các yếu tố phù hợp về thời tiết, khoảnh khắc ánh sáng.

Chụp phong cảnh đòi hỏi di chuyển nhiều và ở trong những bối cảnh khá khắc nghiệt về thời tiết, độ ẩm và bụi, thiết bị có thể hư hỏng bất cứ lúc nào, vì vậy tốt nhất nên mang thêm máy phụ đề phòng trục trặc. Lưu ý bảo quản chống dính nước, cát, bụi và va đập.

Thiết bị tốt nhất là thiết bị bạn đang có trong tay, hãy sử dụng thành thạo và nắm các nguyên tắc căn bản về kỹ thuật và thẩm mỹ, cộng thêm một chút hậu kỳ, bạn sẽ có những tấm ảnh phong cảnh ưng ý.

Mua bán máy ảnh Canon ở đâu?

Đăng tin và mua bán máy ảnh Canon cực nét trên MuaBanNhanh.com. Xem ngay: Mua máy ảnh Canon

 

Xem thêm

>> Máy ảnh Canon 700D

>> Giá máy ảnh Canon

>> Máy ảnh Canon 60D

>> Mua máy ảnh Canon

>> Máy ảnh Canon cũ

>> Lưu ý khi mua máy ảnh Canon cũ

>> Lưu ý khi mua máy ảnh Canon 700D cũ

>> Cách chọn mua máy ảnh Canon 700D cũ