Canon ra mắt EOS 700D: cấu hình ấn tượng
- Thiết kế
Bánh xe này giúp người dùng nhanh chóng truy cập các chế độ chụp ảnh mà không phải vào menu như 650D nhờ có xoay 360 độ. Kích thước máy khoảng 133,1 x 99,8 x 78,8mm và có trọng lượng 525g chưa bao gồm ống kính cũng không quá nặng để người dùng mang theo bên mình sử dụng.
Canon ra mắt EOS 700D: cấu hình ấn tượng
Máy ảnh Canon cho biết thêm rằng phần báng cầm tay bọc cao su và bánh xe chọn chế độ chụp trên EOS 700D đã được cải tiến để người dùng cảm thấy tiện và thoải mái hơn. Bánh xe này có thể xoay 360 độ, giúp người dùng nhanh chóng truy cập chế độ chụp đêm, chụp HDR và những chế độ cảnh khác mà không phải vất vả đào sâu vào nhiều menu như 650D.
Khi chụp ở chế độ Live View, người dùng có thể xem trước một trong 7 bộ lọc hiệu ứng theo thời gian thực. Movie Servo AF là một chế độ đã từng có mặt trên EOS 650D và bây giờ nó tiếp tục xuất hiện trên 700D. Chế độ này sử dụng khả năng lấy nét lai để lấy nét liên tục khi quay phim, tuy nhiên nó chỉ có thể dùng với các ống kính STM mà thôi.
- Lọc ảnh sáng tạo
Máy được trang bị 7 bộ lọc ảnh khác nhau giúp thay đổi hiệu ứng bất kì hình ảnh nào. 7 bộ lọc ảnh bao gồm: Hiệu ứng mắt cá, Hiệu ứng máy ảnh đồ chơi, Hạt đen trắng, chụp lấy nét mềm, Hiệu ứng thu nhỏ, Hiệu ứng tô đậm và Hiệu ứng màu nước. Bạn có thể dễ dàng thử nhiều hiệu ứng khác nhau trên một bức ảnh nhờ bộ lọc này có thể sử dụng sau khi chụp hình.
Canon 700D được tin dùng trên thị trường
Cấu hình của Canon EOS 700D:
- Cảm biến: 18 megapixel APS-C Hybrid CMOS
- Bộ xử lí hình ảnh: DIGIC 5, chụp được ảnh RAW 14 bit
- ISO: 100 đến 12.800, mở rộng đến 25.600
- Chụp ảnh liên tục: 5 khung hình/giây
- Màn hình: LCD cảm ứng điện dung 3" độ phân giải 1.040.000 pixel, lật xoay
- Viewfinder: quang học, có độ bao phủ 95%
- Hệ thống lấy nét: 9 điểm, toàn bộ là điểm cross type
- Có khả năng lấy nét theo pha và theo độ tương phản
- Quay phim Full-HD, tốc độ 24/25/30 fps, micro stereo, lấy nét liên tục khi quay phim ( Movie Servo AF)
Hỗ trợ 7 bộ lọc hiệu ứng (Creative Filters: sơn đậm, màu nước, ảnh trắng đen, soft focus, camera đồ chơi, hiệu ứng mắt cá, hiệu ứng thu nhỏ), có thể xem những bộ lọc này theo thời gian thực trong chế độ Live View mà không phải chụp ngay.
- Đi kèm ống kit EF-S 18-55mm f/3.5- 5.6 IS STM
- Kích thước: 133 x 100 x 79 mm
- Trọng lượng: 580g
- Cấu hình ống kính EF-S 18-55mm STM:
- Chuẩn cảm biến tương thích: APS-C
- Tiêu cự: 18-55mm (góc nhìn quy đổi tương đương máy phim 35mm)
- Hỗ trợ ổn định hình ảnh quang học 4-stop
- Ngàm ống: Canon EF-S
- Khẩu độ tối đa: f/3.5 - 5.6
- Số lá khẩu: 7
- Cấu trúc: 13 thành phần xếp thành 11 nhóm
- Khoảng lấy nét gần nhất: 25cm
- Sử dụng mô-tơ bước, thân và ngàm gắn làm bằng nhựa
- Đường kính filter: 58mm
Có 10 triệu đồng, nên mua Canon 700D cũ không?
Bạn Tâm cần tư vấn:
Mình là người mới tập chơi, không rành về máy ảnh, muốn mua một cái tầm 10 triệu đồng, máy cũ cũng được.
Mình nhắm được máy Canon 700D và đang tính mua. Các bạn nào chơi sành về máy ảnh cho mình biết ý kiến với. Khoảng 10 triệu đồng thì lấy máy này được hay chưa? Hay chuyển sang Nikon? Cảm ơn các bạn rất nhiều.
Chia sẻ từ bạn đọc:
Cường Trần: Bạn nói không rõ nên cũng không biết tư vấn như nào? Có nhiều kiểu người chơi DSLR với mục đích khác nhau (trông hầm hố, nhìn ảnh chụp thấy đẹp, nét, kinh doanh...). Nếu bạn mới chơi, có thể xảy ra trường hợp thế này:
- Bạn mua chỉ để chụp chơi, hài lòng với cái máy đó thì mua DSLR nào cũng được, miễn là có tiền.
- Bạn thấy chụp ảnh đẹp, hầm hố, nhưng mua xong bạn không đi chụp nhiều (DSLR to, đi du lịch mà phải lẽo đẽo đeo máy, trông máy là rất mệt; thấy cảnh đẹp, rút máy ra chụp là hết đẹp rồi, không tiện như smartphone) thì bạn sẽ chán và bán đi --> mua máy second hand về trải nghiệm
- Bạn mới chơi, nhưng chơi 1 thời gian bị nghiện--> sẽ nâng cấp--> mua dòng xxD hoặc xxxD để tập, khi lên tay thì lên xD.
Bảo Anh: Tùy sở thích của bạn, nhưng tóm lại là không mua 350D, 400D và 40D vì những con này có screen không lừa tình, chụp xong sẽ thấy xấu mù và như thế bạn sẽ đau lòng.
Hình ảnh sắc nét được chụp từ Canon 700D cũ
Stark: Bạn dùng 700D cũng được, sau này hãy suy nghĩ về thiết bị khi đã tiến bộ và có điều kiện, còn giờ nên tập trung vào kỹ thuật chụp, các hiểu biết cơ bản về nhiếp ảnh, luyện tập cái nhìn theo con mắt nhiếp ảnh, sau đó tìm cách sáng tạo tốt nhất với thiết bị mình có. Nếu có thêm chút đam mê, bạn sẽ tiến bộ nhanh hơn. Dành tiền học các khoá NA trong nước, hoặc mua tài liệu, tạp chí NA online của nước ngoài. Kiến thức nền tảng và sự thực tập nghiêm túc mới cho bạn bức ảnh đẹp, không phải thiết bị. Canon hay Nikon cho ra ảnh đẹp hay xấu tùy thuộc hoàn toàn vào cái chủ thể ở phía sau kính ngắm mấy cm, tức là người cầm máy.
Tuanp: Cũng được mua đi bạn, nhưng bạn nên chọn mua hàng xách tay, vẫn được bảo hành nhưng do chỗ bán bảo hành, không phải hãng, giá mềm hơn, mà theo mình mới chơi bạn nên chọn nikon d5200 giá xách tay tầm 12-13tr thôi (mình đang xài), dòng máy này là ổn, giờ hầu như các loại máy đều có hầu hết các tính năng hiện đại... sau này khi bạn lên tay thì mua ống kit 50mm về, các dòng máy DSLR chủ yếu ống lens thôi.
Lê Tín: Bạn mới tập chơi tức là bạn thích chụp ảnh hay vì lý do gì khác. Nếu thích chụp ảnh thật sự thì cần xác định mục đích của bạn thì sẽ có nhiều tư vấn hơn, còn đơn giản chỉ cần máy ảnh tốt hơn điện thoại hay PnS thì bạn cứ mua thôi không phải lăn tăn gì đâu.
Javia: Anh mới chụp có thể xem qua lens 50 f1.8, kiểu lens chụp xóa phông, không zoom được, đa phần mới tập chụp đều thử qua lens này trước khi đổi sang những lens khác để lên tay anh ạ.
Hoai Nam: Máy đó cũng được bạn à bạn cứ mua không sao đâu, mới đầu mình cũng băn khoăn như bạn, nếu bạn không có ý đi vào chuyên nghiệp con 700D cũng rất hay.
Jimmy Bùi: Mới tập chơi thì mua máy ảnh Canon 700D là ngon rồi, tuy nhiên theo mình nên mua hàng xách tay 2nd để được giá tốt hơn. Vì sau kiểu gì cũng đổi máy, lên đời. Nếu mua ở shop hàng new thì sẽ lỗ nhiều. Mình chơi máy ảnh mấy năm chưa bao giờ mua hàng new, toàn mua body với lens 2nd nên mặc dù đã dùng qua rất nhiều body và lens nhưng vẫn không mất nhiều tiền, chỉ lỗ vài triệu thôi.
Chúc bạn sớm mua được máy ảnh cũ tốt nhé!
Lưu ý cần nhớ khi mua máy ảnh Canon 700d cũ
Trong thời đại mà các thiết bị nhiếp ảnh mới ra đời liên tục như hiện nay, các nhiếp ảnh gia có xu hướng nâng cấp thiết bị của mình lên phiên bản mới nhất và hiện đại nhất. Điều này khiến cho thị trường máy ảnh đã qua sử dụng trở nên "có đất sống". Đối với những người hầu bao hạn hẹp, mua máy ảnh cũ là một lựa chọn khôn ngoan.
Dưới đây là một vài kinh nghiệm chọn mua máy ảnh Canon 700D cũ:
- Kiểm tra số lần cửa trập hoạt động (shutter count)
Số lần cửa trập hoạt động, hay hiểu theo một cách khác là số lần bấm máy, số ảnh máy đã chụp. Đây là một chỉ số tương tự như số ki-lô-mét trên đồng hồ công-tơ-mét của xe máy. Nó biểu thị một máy ảnh đã được sử dụng nhiều hay chưa. Đối với một máy ảnh DSLR thì cửa trập có tuổi thọ giới hạn, do nó là bộ phận cơ học hoạt động nhiều sẽ bị lão hóa. Cửa trập hoạt động đến một số lần nào đấy thì sẽ hoạt động không chính xác nữa và cần phải thay thế.
Các nhà sản xuất thường cung cấp chỉ số shutter count cho mỗi dòng máy. Vì thế trước khi mua máy cũ bạn có thể tìm chỉ số này trên web và so sánh với chỉ số trên máy. Có nhiều cách để biết chỉ số shutter count trên máy:
- Cách đầu tiên là nhìn vào tên file ảnh. Một số máy đặt tên file ảnh theo thứ tự tương ứng với số lần bấm máy. Tuy nhiên, ở một vài máy DSLR tên file ảnh này có thể sửa được nên nó không phải là cách tin cậy để xem shutter count.
- Cách thứ hai là sử dụng phần mềm đo shutter count. Đối với máy Canon có thể dùng phần mềm EOSInfo. Hoặc sử dụng phần mềm xem thông tin ảnh (xem dữ liệu EXIF). Nó cho ta biết ảnh được chụp bằng máy gì, tác giả đã điều chỉnh khẩu độ, ISO, đèn như thế nào, số lần bấm máy là bao nhiêu. Bạn có thể tải phần mềm PhotoME để xem các thông tin này.
- Kiểm tra cảm biến
Cách tốt nhất để kiểm tra cảm biến có lỗi hay không là chụp vào một vật sáng, chẳng hạn như bầu trời hay bức tường màu trắng. Khi chụp, để khẩu độ nhỏ nhất. Xem bức ảnh vừa chụp trên máy tính hoặc trên màn hình với độ phóng đại tối đa. Nếu cảm biến có lỗi, chẳng hạn như dính bụi, bạn sẽ phát hiện được ngay.
Kiểm tra cảm biến
Các điểm chết trên cảm biến cũng có thể được phát hiện bằng cách trên. Thay vì chụp vật sáng, bạn hãy chụp vật tối, hoặc chụp với ống kính được đậy nắp.
Bạn nên kiểm tra cảm biến bằng cách tháo gương lật ra để "sờ tận tay, day tận mắt", phát hiện xem cảm biến có vết xước hay dính bụi không. Kiểm tra cả hộp gương (mirrox box) xem có vấn đề gì không. Bụi thì có thể lau được, nhưng những vết trầy xước trên cảm biến có thể khiến cho máy ảnh phát sinh lỗi nghiêm trọng.
- Kiểm tra ống kính
Nhiều người bán có thể bán kèm ống kit theo thân máy cũ hoặc một ống kính nào đó. Nếu muốn mua, trước tiên hãy kiểm tra kỹ bằng mắt thường xem ở phía trước hay phía sau thấu kính có bị xước hay bụi. Nếu ống kính có vòng chỉnh độ mở cơ học, kiểm tra xem các lá thép có di chuyển mượt mà hay không.
Vấn đề đáng lưu tâm nhất đối với chất lượng thấu kính là nấm mốc. Ngoài việc xem xét trực tiếp, hãy khéo léo hỏi người bán về cách bảo quản ống kính để xem họ có cất trong tủ chống ẩm không hay chỉ để trong túi máy ảnh trong thời gian dài.
Nhớ kiểm tra luôn cả vỏ bề ngoài hay vòng xoay ống kính. Nếu là ống zoom, thử xoay ra xoay vào để xem chuyển động, sau đó lắp vào thân máy và chụp thử với các khoảng lấy nét khác nhau để kiểm tra tốc độ và độ chính xác của motor nét.
Mua bán máy ảnh Canon 700D cũ ở đâu?