Kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng

Ảnh ngược sáng (silhouette) là những bức ảnh được tạo nên bởi những hình khối màu tối nổi bật trên phông nền sáng. Vậy bạn đã biết được kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng để tạo ra một tấm ảnh nghệ thuật nhất?

Để có thể thực hiện kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, đơn giản bạn chỉ cần đặt đối tượng cần chụp sao cho ánh sáng đến từ phía sau chủ thể; và thay vì đo sáng đối tượng cần chụp như bình thường, bạn sẽ phải đo sáng vào các vùng sáng của bức ảnh. Điều này sẽ khiến chủ thể trong ảnh trở nên thiếu sáng và trở thành một hình khối đen nổi bật trên khuôn hình.

Chia sẻ từ cộng đồng mạng xã hội về kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng:

"Người muốn học kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng phải bỏ ra chút thời gian, tập chĩa ống kính về vùng sáng, bấm nút khoá sáng, chỉnh lại bố cục rồi chụp, vẫn chưa đủ thì bù/trù EV cho đến khi đạt yêu cầu thì thôi, chụp vài lần là tự rút ra kinh nghiệm thôi." - Sơn Phạm cho biết.

"Nói 1 cách khách quan thì kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng không khó, chỉ cần hậu cảnh sáng và đo sáng vào hậu cảnh là xong, chủ thể cần màu đen để tôn ảnh ngược sáng. Chụp mà hậu cảnh sáng hơn chủ thể nhưng vừa đủ sáng + chủ thể đủ sáng rõ nét mới khó." - Ngô Thành Đạt góp ý.

"Mình thấy kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng cũng cần phải linh hoạt, không phải cứng nhắc mới chụp được ảnh đẹp. Như nhiều người chụp ảnh khép khẩu tới f/16, nhưng thực tế không nên dùng khẩu nhỏ hơn f/8 vì hiện tượng tán xạ ánh sáng (diffraction) làm giảm đáng kể chất lượng hình ảnh." - Nguyễn Việt tư vấn

Dưới đây là những kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng được tổng hợp từ những website và diễn đàn nhiếp ảnh uy tín:

  1. Ánh sáng nền cho chủ thể

Trong kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, cách đơn giản nhất để tạo ánh sáng nền là đặt chủ thể sao cho hướng ánh sáng mặt trời đến từ phía sau. Lưu ý, mặt trời càng thẳng góc với mẫu chụp, bạn càng dễ dàng tạo ra một bức ảnh ngược sáng có độ tương phản mạnh.

Tương tự như các kỹ thuật chụp ảnh khác, thời điểm tốt nhất để chụp ảnh thể loại này là ngoài trời lúc bình minh và khi mặt trời bắt đầu lặn. Dĩ nhiên, vẫn có thể dễ dàng tạo được một bức ảnh ngược sáng ngay trong chính ngôi nhà của mình bằng cách đặt một nguồn sáng phía sau chủ thể; hay sử dụng ánh sáng tự nhiên từ cửa sổ phòng.

  1. Chủ thể cho ảnh ngược sáng

Bất kỳ một vật thể nào cũng có thể được dùng làm chủ thể trong ảnh ngược sáng. Tuy nhiên, để có được những bức ảnh đẹp, gây ấn tượng mạnh với người xem, kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng  buộc bạn chọn những gì có hình khối hay đường nét rõ ràng – vì một khi lên ảnh, tất cả chi tiết bên trong hay màu sắc của chủ thể đó sẽ hoàn toàn bị loại bỏ.

  1. Đo sáng nền

Với ảnh ngược sáng, hãy chọn đo sáng vào một trong các vùng sáng của phông nền thay vì đo sáng trực tiếp vào chủ thể cần chụp. Để làm được điều này, chỉ cần đơn giản hướng ống kính vào vùng sáng và có độ tương phản rõ rệt, sau đó nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh để máy tự động đo sáng và đưa ra các thông số khẩu/tốc độ tương ứng. Khi có được giá trị khẩu độ và tốc độ này, hãy ghi nhớ kỹ thuật chụp ảnh có thể thiết lập lại cho đúng trong chế độ chụp thủ công (Manual) sau đó.

  1. Chụp tự động hay tùy chỉnh thủ công

Hầu hết máy ảnh hiện đại đều được trang bị hệ thống đo sáng tự động có độ chính xác cao để đảm bảo chủ thể của bức ảnh luôn đủ sáng. Tuy nhiên, chính vì quá “thông minh” nên người dùng sẽ gặp chút rắc rối khi máy tự động tăng sáng cho chủ thể - trái ngược hoàn toàn với tiêu chí làm cho chủ thể thiếu sáng trong chụp ảnh silhouette.

Chính vì vậy, nếu sử dụng các chế độ chụp tự động hay bán tự động, khi đo sáng nền, bạn phải nhấn nhẹ nút chụp hình nhanh rồi tiếp tục giữ nguyên trong khi bố cục lại khung hình, sau đó nhấn mạnh nút này để chụp. Với hầu hết các máy ảnh hiện nay, bạn có thể chụp ảnh ngược sáng bằng cách này. Tuy nhiên, đôi khi hình ảnh không được sắc nét nếu sử dụng chế độ lấy nét tự động.

  1. Tắt đèn flash

Ánh sáng từ đèn flash tích hợp trên máy sẽ làm chủ thể sáng lên và làm hỏng bức ảnh ngược sáng của bạn. Vì thế, với kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng hãy luôn nhớ tắt đèn flash, nhất là khi bạn chụp bằng các chế độ tự động.

  1. Bố cục

Một bức ảnh chụp ảnh ngược sáng đẹp cũng cần phải có một bố cục tốt. Sự kết hợp hài hòa giữa chủ thể và phông nền giúp tác phẩm của bạn trông thú vị và lôi cuốn hơn. Người chụp có thể tận dụng những vật xung quanh như khung cửa sổ, mái vòm hay một tán cây để bức ảnh trông sinh động, gần gũi hơn với người xem.

  1. Lấy nét

Trong kỹ thuật chụp ảnh ngược sáng, để có được một bức ảnh đẹp thì ngoài bố cục, độ sắc nét cũng là một yếu tố rất quan trọng. Nếu sử dụng tính năng lấy nét tự động khi chụp ảnh ngược sáng, người dùng chắc chắn sẽ gặp không ít khó khăn có thể do chủ thể không có độ tương phản; hay khi đo sáng nền và chụp bằng chế độ chụp tự động trên máy.

Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng chế độ chỉnh nét bằng tay (MF) để lấy nét vào chủ thể trước khi tiến hành đo sáng vào hậu cảnh. Ngược lại, nếu không tự tin vào khả năng lấy nét thủ công, hãy sử dụng độ sâu trường ảnh lớn (thiết lập trị số khẩu độ vào khoảng f/16) để đảm bảo toàn bộ khung cảnh được chụp luôn sắc nét.

Bạn đang tìm kiếm địa điểm kinh doanh, mua bán máy ảnh kỹ thuật số chất lượng?

Tìm mua thiết bị máy ảnh, máy quay phim mới cũ tại MuaBanNhanh - Tham khảo thông tin về giá, các mẫu mã, thương hiệu nhanh chóng - Đăng tin mua bán máy ảnh máy quay phim miễn phí hiệu quả tức thì. Xem ngay: Máy quay phim kỹ thuật số

>> Xem Thêm: 

Kỹ thuật chụp ảnh sản phẩm đẹp

Kỹ thuật chụp ảnh chân dung

Kỹ thuật chụp ảnh bằng máy kỹ thuật số